Showing posts with label rượu bàu đá ở tp HCM. Show all posts
Showing posts with label rượu bàu đá ở tp HCM. Show all posts

04/01/2023

Uống rượu, ăn cá bên bờ sông Côn

Người Bình Định rất đỗi tự hào với câu: “Rượu Bàu Đá, cá sông Côn”. Rượu Bàu Đá thì thôi, giờ không nên rườm lời. Nhưng giữa muôn vàn loại cá sông Côn, xin được nói ngay, cá diếc xứng đáng được gọi là một sản vật xứ Nẫu.

Sông Côn là dòng sông lớn của tỉnh Bình Định. Cách đây một ít ngày, tôi được các bạn cùng làm nghề viết văn ở Bình Định mời về tề tựu bên bờ sông Côn, ngồi bên dãy hàng quán dân dã nhâm nhi ly rượu. Bạn chỉ tay ra bờ cát cách quán không xa, bảo - bến My Lăng mơ màng huyền ảo đấy! Nó là một cái bến có thật nhé! Rồi cũng như nhiều lần hẹn trước, cô chủ quán dọn lên bao nhiêu là món ngon được chế biến từ con cá diếc được những ngư phủ đánh bắt từ dòng sông này. Nào là cá diếc nướng, cá diếc chiên giòn, nhưng đậm đà hơn hết là món cá diếc nấu rau răm. Ôi, có gì đâu, chỉ một lò lửa, một xoong nước, một mớ cá và một rổ rau răm, cùng với một chén gia vị, thế mà đậm đà, đặm tình và hào phóng hơn cả các thức ngon được từng ăn đâu đó trong nhà hàng cao cấp lẫn giá trị hóa đơn thanh toán.

Ăn cá diếc nấu rau răm, uống ly rượu Bàu Đá, ngồi tán chuyện đời, chuyện làm với anh em Bình Định, phải nói là thần tiên cũng chỉ sướng đến thế là cùng. Cá diếc có khắp nơi nhưng giống cá diếc sông Côn ăn ngọt, xương mềm, thịt chắc. Cá được các ông chài thả lưới đánh bắt giữa ban ngày rồi đem gửi cho các quán. Cá dọn cho khách bao giờ cũng tươi, chất lượng tuyệt vời. Và quả đúng, khi chúng tôi ngồi lai rai, chốc chốc lại có ông lái đò nhẹ nhàng rẽ dòng nước chống thuyền vào bờ giao cá cho chủ quán.

Uống rượu bàu đá
Uống rượu bàu đá

Ngồi bên bờ sông Côn, ăn cá diếc nấu rau răm uống ly rượu Bàu Đá nồng nàn đã ngon, nhưng ngon hơn gấp bội lần có lẽ khi ta được ngồi bên dòng sông và chứng kiến cái cảnh ông lái đò ghé vào giao cá cho cô chủ. Nom nó chân tình mà thật thà gì đâu.

Tình, rượu, đặc sản, thơ, và dòng sông nồng nàn hòa hợp giữa đất trời viên mãn. Có thể nói rằng, không thể nào diễn tả hết độ ngon những món cá được ăn bên bờ sông Côn bởi cùng con cá là cả một không gian thi vị, là một bầu không khí bằng hữu chân thành.



Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

7 sản phẩm được hỗ trợ truy xuất nguồn gốc năm 2020

Thông tin từ Sở KH&CN cho biết, trong năm 2020, 7 sản phẩm đã được chọn hỗ trợ triển khai, áp dụng việc truy xuất nguồn gốc.

Các sản phẩm này gồm: Tinh dầu dừa của HTX Ngọc An (TX Hoài Nhơn); Nếp bàu Chánh Trạch (huyện Phù Mỹ); Gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu (TX An Nhơn); Rượu Bàu Đá Thành Tâm (TX An Nhơn); Sản phẩm tinh bột sắn xuất khẩu của Công ty TNHH tinh bột sắn nhiệt Đồng Tâm (huyện Vĩnh Thạnh); Sản phẩm sắn lát xuất khẩu của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Hoàng Ngọc (TP Quy Nhơn); Tinh bột sắn biến tính của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Lucky Star (huyện Tây Sơn).

Sản phẩm rượu bàu đá Thành Tâm
Sản phẩm rượu bàu đá Thành Tâm


Theo Sở KH&CN, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã được một số DN quan tâm. Tuy vậy, công tác này còn mới mẻ chưa được hướng dẫn cụ thể. Các tổ chức, DN, hộ sản xuất kinh doanh chưa thực sự và chủ động áp dụng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã triển khai, hướng dẫn trình tự thủ tục xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi cho 12 sản phẩm các loại tại 9 cơ sở trong tỉnh.



Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Công phu nghề nấu rượu Bàu Đá

Bình Ðịnh là địa phương nổi tiếng có nhiều loại rượu ngon như rượu Bàu Ðá, rượu nếp, rượu đậu xanh. Tuy nhiên ít ai biết, để có được những giọt rượu ấy, người nấu rượu phải thực hiện rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, công phu.

Ông Đinh Thành Mẫn chuẩn bị nấu rượu. Ảnh: HỒNG PHÚC

Chúng tôi tìm đến nhà bà Đặng Sĩ Quế, 61 tuổi, ở xóm 5, thôn Phú Thọ, xã Tây Phú (huyện Tây Sơn), người đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề nấu rượu. Chỉ tay vào những vò, thùng ủ rượu trong gian bếp, bà Quế kể về nghề của mình: “Gia đình tôi nấu rượu đến nay đã 30 năm có lẻ, lúc trước chuyên nấu rượu gạo và rượu nếp, cách đây khoảng 4 năm thì chuyển hẳn sang nấu rượu đậu xanh và rượu nếp, không nấu rượu gạo nữa. Lý do là lúc đó đã có nhiều người làm rượu gạo trong khi rượu đậu xanh thì mới chỉ 1 - 2 hộ làm, mà sản phẩm có mùi vị đặc trưng được nhiều người ưa thích. Thấy vậy chứ nấu rượu cũng tốn công lắm, nhiều lúc sáng sớm phải huy động cả nhà dậy làm, mỗi người mỗi công đoạn làm cho kịp. Cái nòi nấu rượu nó cũng lạ lắm, có muốn làm trước từ hồi đêm cho đỡ việc lúc sáng, cũng không xong đâu. Thật ra làm cũng được nhưng rượu sẽ không ngon. Vả lại, phải làm thật nhanh, gọn đặng còn kịp buổi làm đồng”.

Nghề nấu rượu có ưu điểm là tạo được việc làm quanh năm và những hộ biết kết hợp giữa nấu rượu với chăn nuôi thì sẽ có thu nhập khá

Quy trình nấu rượu nếp cũng giống như nấu rượu đậu xanh hay rượu gạo, bao gồm: Nếp mới vo kỹ đem nấu thành cơm rồi đổ ra một cái nia cho cơm nguội, trộn men vào cơm và đem ủ vào chum, vò hay thùng 3 - 4 ngày cho lên men. Sau khi cơm nếp đã lên men thì cho nước vào ủ tiếp 3 - 4 ngày nữa mới đến khâu cuối cùng là nấu rượu.

Quy trình giống nhau, nhưng tùy thuộc vào nguyên liệu mà sau khi chưng cất, mỗi loại rượu lại mang một đặc trưng riêng: rượu nếp thì uống có vị ngọt dịu, bay mùi thơm của nếp mới; rượu gạo thì cay và nồng hơn rượu nếp; rượu đậu xanh thì chỉ cần nhắp lưỡi đã cảm giác được vị ngọt.

Theo bà Quế, mỗi công đoạn nấu rượu đều có bí quyết nghề nghiệp riêng và chất lượng của rượu như thế nào là tùy vào kinh nghiệm của người nấu. Trong quá trình thực hiện, người nấu rượu cần phải tỉ mỉ, thận trọng trong tất cả các khâu, nhất là hiểu đặc tính của từng loại nguyên liệu để sử dụng men đúng cách, giúp cho quá trình lên men của cơm rượu được “chuẩn”. Đối với nguyên liệu để nấu rượu đậu xanh thì chọn đậu xanh sao cho các hạt đều nhau, không bị đen hay ẩm mốc. Vì khả năng tự lên men của đậu xanh yếu nên phải chú ý chọn những loại men có tính kích thích mạnh sự lên men của đậu xanh. “Hiện tại, mỗi ngày gia đình tôi nấu ra khoảng 10 lít rượu đậu xanh và rượu nếp, hoàn toàn nguyên chất. Đã có uy tín lâu năm nên nhiều khách hàng thường xuyên đến mua về sử dụng hoặc làm quà biếu”, bà Quế nói.

Còn ông Tạ Chí Nhơn, ở xóm Tân Long, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn), làng rượu Bàu Đá nổi tiếng cả nước, thì cho biết: “Khi nấu rượu, người dân nơi đây lấy nước mạch ngầm Bàu Đá - mạch nước được tạo hóa ưu đãi nên chất lượng rượu rất cao. Dù là nấu thủ công nhưng rượu được chưng cất qua một dây chuyền khép kín nên giữ trọn vẹn sự tinh khiết. Người làm nghề lâu năm chỉ cần nghe nhịp rơi của giọt rượu vào hũ sành cũng có thể biết được chất lượng sản phẩm của mình”.

Tuy nấu rượu là một nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công nhưng không ai làm giàu được từ nghề này. Thường thì mỗi nồi rượu gạo dùng 6 kg gạo, trộn men ủ 6-7 ngày mới đem ra nấu thủ công chỉ lấy 4 lít rượu. Với giá hiện nay rượu thì thu nhập của người nấu rượu cũng không cao lắm. Nhưng nghề nấu rượu cũng có ưu điểm là tạo được việc làm quanh năm và những hộ biết kết hợp giữa nấu rượu với chăn nuôi thì sẽ có thu nhập khá.

Ông Đinh Thành Mẫn, ở xóm Tân Long, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, chia sẻ: “Nhiều gia đình tận dụng hèm rượu để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vật nuôi ăn hèm rượu thì nhanh lớn, lại chống được bệnh tật. Nhà tôi hiện nuôi 15 con heo thịt, hàng năm từ nghề nấu rượu kết hợp với chăn nuôi heo cũng đem lại thu nhập thêm gần 30 triệu đồng”.


Nguồn: baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Cả tỉnh có 4 làng nghề truyền thống được công nhận lại

Ông Hoàng Xuân Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) cho biết, thực hiện quy định tại Nghị định 52/2018/NÐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, đến nay, UBND tỉnh đã công nhận lại 4 làng nghề truyền thống, gồm: Làng nghề rượu Bàu Đá (xã Nhơn Lộc), làng rèn Tây Phương Danh (phường Đập Đá) thuộc TX An Nhơn; làng nghề dệt chiếu cói thôn Công Thạnh (phường Tam Quan Bắc), làng nghề dệt chiếu cói thôn Chương Hòa (thôn Chương Hòa và Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc) thuộc TX Hoài Nhơn.

Làng nghề rượu bàu đá


Cùng với đó, có 4 làng nghề khác của TX An Nhơn, gồm: Bánh tráng Trường Cửu (xã Nhơn Lộc), nón lá Thuận Đức, nón lá Nghĩa Hòa, nón lá Đại An (xã Nhơn Mỹ) được UBND tỉnh công nhận làng nghề theo Nghị định 52.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 67 làng nghề truyền thống với tổng số hơn 9.000 hộ làm nghề, hơn 19.000 lao động; trong đó có 46 làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận theo quy định cũ tại Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. Theo quy định mới thì các làng nghề truyền thống đã được công nhận trước đó phải rà soát, công nhận lại nếu đủ tiêu chí.


Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Đặc sản rượu đậu xanh Bình Định

Rượu đậu xanh chỉ xuất hiện trên thị trường vài năm trở lại đây nhưng được người tiêu dùng rất ưa chuộng. 

Các công đoạn nấu rượu đậu xanh cũng gần giống như  nấu các loại rượu khác: sau đem đậu xanh trộn với nếp đi nấu chín, lấy ra trải lên tấm bạc để nguội rồi trộn với men, tiếp đó bỏ vào thùng nhựa để khoảng 3 ngày rồi đổ nước vào, để tiếp 3 ngày nữa mới đem ra nấu, lọc lấy rượu.

 

 
 

Để cho ra bình rượu là một quá trình làm việc vất vả của người dân nơi đây, đồng thời ẩn chứa niềm tự hào của một vùng đất anh hùng và để lại hương vị khó quên khi được thưởng thức. Quy trình nấu rượu thì công đoạn nào cũng quan trọng, nhưng bên cạnh kinh nghiệm và sự tập trung vào công việc thì yếu tố thời tiết cũng đóng vai trò khá quan trọng.



Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Từ mạch nguồn quê hương

Khi tìm hiểu về cái ngon của rượu Bàu Ðá, tôi được người trong nghề “bật mí”: Rượu Bàu Ðá ngon là nhờ nguồn nước. Ðể thực chứng điều này, men theo những làng rượu ven sông, từ thượng nguồn sông Côn tôi xuôi dòng từ Vĩnh Thạnh, Tây Sơn xuống đến thị xã An Nhơn. Quả nhiên, rượu ngon nhờ nguồn nước.


Sông Côn - đoạn qua Vĩnh Thạnh. Ảnh: VĂN LƯU

NHỮNG LÒ RƯỢU VEN SÔNG

Nằm ở vùng thượng nguồn sông Côn, làng rượu truyền thống Vĩnh Cửu (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh) đã tồn tại hàng trăm năm, được giới sành rượu đánh giá thơm ngon không thua kém gì rượu Bàu Đá. Được sự dẫn đường của một “thổ địa” ở thị trấn Vĩnh Thạnh, chúng tôi tìm đến nhà ông Đặng Công Trường (thường gọi là Hai Tây, 59 tuổi) ở thôn Vĩnh Cửu, một hộ gia đình đã có 3 đời nấu rượu. Ông Trường vào bếp bưng ra một can rượu gạo trong vắt, sang ra bình rồi rót từ trên cao những dòng rượu trắng tinh khiết chảy vào ly rượu nhỏ, vần tụ bọt trắng đầy miệng ly.

Ông Trường giảng giải, rượu gạo ngon nguyên chất thì khi rót từ trên cao xuống phải không có tia nào bắn ra ngoài, bọt trắng phải đọng lại trên ly chừng vài phút rồi mới tan. “Ông già tôi ở cùng thôn cả đời nấu rượu cũng gật gù thừa nhận rằng rượu con nấu ngon hơn rượu cha. Tôi cũng từng xách can 10 lít rượu xuống giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở làng rượu Bàu Đá, được người dân nơi đó khen ngợi. Điều này nhờ yếu tố quan trọng nhất là từ nguồn nước, bởi giếng nhà tôi khi đào sâu 12m đã may mắn trúng được mạch nước tốt từ dòng sông Côn chỉ cách nhà có vài bước chân…”, ông Trường đúc kết.

Ông Đặng Công Trường rót rượu Vĩnh Cửu.

Làng rượu Phú Thọ (xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) cũng đã hình thành nghề truyền thống nấu rượu hàng trăm năm. Rượu ở đây cũng vang danh không kém rượu Bàu Đá. Ông Đào Tăng, một người sành rượu Phú Thọ “bật mí”: “Rượu Phú Thọ ngon, theo lời các bậc trưởng lão trong thôn có truyền thống, từ cổ chí kim qua bao đời gia truyền. Muốn có được rượu đúng chất Tiên tửu phải lấy nước sông ở giữa dòng chảy vào giờ Tý đêm 30 âm lịch, tháng thiếu thì 29, nhưng rượu hơi kém chút ít… Lấy nước cũng phải có cách chứ không phải tùy tiện sao cũng được. Nghĩa là theo luật âm dương, phải có một nam một nữ đủ đôi. Nên ở quê ta có câu: “Tý thời âm dương tương giao. Chồng gánh vợ múc rượu nào không ngon”...”.

“LONG MẠCH” TRỜI CHO

Một lần đến thăm lão võ sư Trần Dần (77 tuổi, thôn An Vinh 1, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn), trong câu chuyện trà dư tửu hậu, ông kể: “Trước năm 1945, người Pháp khảo sát thấy làng An Vinh nằm ven sông Côn có nhiều mạch nước ngầm tốt, nên chọn làm nơi sản xuất rượu có quy mô lớn, thu hút nhiều người dân địa phương và các vùng lân cận làm công nhân. Rượu An Vinh có hương vị thơm ngon riêng được người Pháp thời ấy độc quyền phân phối khắp nơi”.   

Khi An Vinh không sản xuất rượu nữa, một trong những người nấu rượu ngon nhất làng là ông Hương Lễ Nghè đến một địa phương lân cận làng Bàu Đá (thôn Cù Lâm Bắc, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn) để tiếp tục nấu rượu. Theo lời kể của các cụ cao niên ở làng rượu Bàu Đá, khi ông Hương Lễ Nghè được một người bạn ở xóm Tân Long mời về dạy nấu rượu thì cụ đã dùng nguồn nước ở cái bàu rộng khoảng 3 sào ở xóm Tân Long để nấu rượu. Bàu này vốn có nhiều hòn đá tự nhiên, là nơi hội tụ những mạch nước ngầm xuất phát từ dòng chảy sông Côn đưa vào. Vẫn sử dụng công thức và men rượu truyền thống như ở An Vinh, nhưng ngay từ mẻ rượu đầu tiên cụ Nghè đã hết sức ngạc nhiên khi màu trong vắt, thơm nồng, uống vào dịu nhẹ nhưng uống nhiều thì từ “mặt đất lên mây” lúc nào không hay.  

Rượu bàu đá gạo, nếp, đậu xanh

Tìm đến làng rượu Bàu Đá vào một ngày đầu năm 2015, ghé thăm cơ sở sản xuất rượu Ba Trương, ông đem ra hai chai rượu nếp Bàu Đá trong vắt, trên tờ nhãn hiệu dán bên ngoài chai có giới thiệu trang trọng thành phần làm rượu đặc sản Bình Định là “Nếp - men và mạch nước ngầm”. Rót ly rượu thơm mời khách, ông Ba Trương cho biết: “Bàu Đá nay đã cạn, nhưng mạch nước ngầm trời cho vẫn lan tỏa khắp làng để các hộ dân đào giếng lấy nước nấu rượu giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng như cha ông ngày xưa…”.

Theo biến đổi môi trường khiến làn nước của dòng sông quê hương không còn đủ xanh trong, các hộ dân thôn Phú Thọ tự đào giếng lấy nước ngay tại vườn nhà, nhưng tùy “cơ duyên” mà hộ này có được nguồn nước tốt hơn hộ khác. Ông Nguyễn Xuân Đào (56 tuổi), một trong những hộ nấu rượu thâm niên nhất ở thôn Phú Thọ, cho biết: “Giếng nhà tôi có được mạch nước quanh năm trong vắt để nấu ra rượu hương thơm, uống vào dịu ngon. Mấy hộ gần đó cũng lấy nước giếng nấu rượu theo cách thức truyền thống, nhưng rượu uống vào hơi kém hơn một chút có lẽ vì không có mạch nước tốt bằng…”.

Tất nhiên là còn vô số lý do khác nữa để làm thành một dòng rượu ngon. Có thể kể đến loại gạo, cách nấu cơm rượu, loại men, thời tiết vào thời điểm nấu, chưng cất…  Nhưng điều mà các chủ lò rượu cùng thống nhất là - đầu tiên phải kể đến là nguồn nước.


Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Chương trình thương mại điện tử: Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chỉ cần vài thao tác trên điện thoại di động, gõ địa chỉ thaiandegi.com, bạn đã có thể đặt mua ngay những chai nước mắm ngon ưng ý. Ông Lưu Thái Cầu, Chủ Cơ sở nước mắm Thái An - Đề Gi (thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) cho biết: thaiandegi.com là địa chỉ website của cơ sở. Nhờ sự hỗ trợ Sở Công Thương, Cơ sở đã xây dựng website thương mại điện tử (TMĐT) với đầy đủ các chức năng. Tương tự, ông Nguyễn Thành Tâm, Chủ Cơ sở rượu Bàu Đá Thành Tâm (Nhơn Thọ, TX An Nhơn), cho biết, địa chỉ website của cơ sở là ruoubaudathanhtam.com với đầy đủ các nội dung: Giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển của rượu Bàu Đá; quy trình nấu rượu Bàu Đá; giới thiệu các loại sản phẩm rượu Bàu Đá Thành Tâm…

Chuyên gia của Công ty CP VN TRADE thuyết minh và hướng dẫn sử dụng website TMĐT.

Cơ sở nước mắm Thái An và Cơ sở rượu Bàu Đá Thành Tâm chỉ là 2 trong số những cơ sở được hỗ trợ xây dựng website TMĐT. Theo bà Trần Ánh Tuyết, Phó giám đốc Sở Công Thương, cả 2 website là một phần Đề án thuộc Chương trình thực hiện Kế hoạch Phát triển TMĐT năm 2019 do Sở Công Thương phối hợp với Công ty CP VN TRADE thực hiện từ tháng 9.2019. Mục đích là hỗ trợ các DN, cơ sở làng nghề, nhất là các DN nhỏ và vừa có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Có 25 DN được tham gia chương trình, trong đó có 20 DN được hỗ trợ xây dựng website TMĐT, 5 DN được hỗ trợ phần mềm quản lý bán hàng.

Chương trình thực hiện Kế hoạch Phát triển TMĐT không chỉ hỗ trợ để các DN, cơ sở làng nghề có điều kiện giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm truyền thống, mà còn tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Ông Lưu Thái Cầu cho biết: Cùng với website TMĐT, chúng tôi còn được hỗ trợ phần mềm quản lý bán hàng. Nhờ vậy, việc kinh doanh của chúng tôi thay đổi tích cực. Sơ bộ cho thấy từ khi có website, phần mềm quản lý doanh số bán hàng của cơ sở tăng gần 20% so với năm 2018. Còn theo ông Nguyễn Thành Tâm, nhờ website, giờ đây, sản phẩm của Cơ sở rượu Bàu Đá Thành Tâm đã có mặt tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thậm chí, sản phẩm rượu Bàu Đá Thành Tâm còn được xuất sang một số nước, như: Nhật Bản, Pháp, Campuchia...


Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Giới thiệu sản phẩm Bình Định tại TP Hồ Chí Minh

Tại Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh và 45 tỉnh, thành trong cả nước diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Tân Bình (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) từ ngày 26 - 29.9, tỉnh Bình Định có 7 cơ sở sản xuất, DN tham gia giới thiệu, bán những sản phẩm, đặc sản của địa phương: Làng nghề bún bánh truyền thống An Phong - cơ sở sản xuất Hà Thị Hương, cơ sở sản xuất phân hữu cơ vi sinh mụn dừa Thanh Thanh, Công ty CP SX-TM-DV Tiến Phát, trà dung Cazin Nguyễn Cảnh Duy, rượu vang nếp Belifoods, rượu bàu đá Thành Tâm, cơ sở sản xuất bánh cốm kẹo Phong Nga.

Cơ sở rượu bàu đá Thành Tâm giới thiệu sản phẩm rượu bàu đá tại tp HCM
Cơ sở rượu bàu đá Thành Tâm giới thiệu sản phẩm rượu bàu đá tại tp HCM

Sở Công Thương đã hỗ trợ một phần kinh phí để các cơ sở sản xuất, DN trong tỉnh tham gia Hội nghị này.

Tại các gian trưng bày và giới thiệu sản phẩm, nhiều khách tỏ ra hứng thú với rượu bàu đá và những sản phẩm truyền thống của Bình Định. “Tôi rất thích gian hàng của Bình Định, đặc biệt là với rượu bàu đá và bún bánh truyền thống. Bún thì nhìn vào là biết không có chất tẩy trắng nên tôi rất an tâm khi chọn mua”, chị Tạ Thị Phi Yến, quê Bình Thuận, chia sẻ.

Nhờ tham gia Hội nghị lần này mà chủ các cơ sở đã ký được một số hợp đồng với những DN bán lẻ ở TP Hồ Chí Minh, như cơ sở sản xuất trà dung Cazin Nguyễn Cảnh Duy, cơ sở sản xuất bánh cốm kẹo Phong Nga và cơ sở sản xuất Hà Thị Hương ký hợp đồng với Trung tâm thương mại Gigamall tại quận Thủ Đức. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm truyền thống của Bình Định.


Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Thăm làng rượu Bàu Đá – rượu của di sản

Làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá ở thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn hiện có 33 hộ nấu rượu, hầu hết các quy trình nấu rượu được làm bằng thủ công.


 

Nhà thơ Nguyễn Duy, sau một tháng trời trải nếm đủ loại từ Bàu Đá, Làng Vân, rồi Mẫu Sơn…từng kết luận rằng: mỗi xứ có rượu ngon của mình, xứng đưa vào hàng quốc tửu, nhưng “đi khắp thiên hạ rồi chưa thấy loại rượu nào sủi tăm nhiều và vị ngon như rượu Bàu Đá’’. Nói vậy, thì rượu Bàu Đá đã xứng đáng vào hàng “quốc tửu’’. Hiện có ba loại rượu Bàu Đá: rượu gạo, rượu nếp và rượu đậu xanh. Có thể rượu được đựng trong những chiếc bình gốm đẹp mắt có khi chỉ đơn giản bên trong những chai nhựa bình thường… nhưng tất thảy, đều là vị chưng cất từ men, từ nước, từ gạo, thuần phác một hương vị quê nhà.Toàn bộ quy trình làm rượu phải mất thời gian hơn 6 ngày gồm các công đoạn như: chọn gạo tốt đem nấu, sau đó trải ra làm cho tơi xốp, rồi trộn với men và ủ khoảng 3 ngày. Tiếp đó, cho nước lạnh vào ngập phần cơm rồi để tiếp ba ngày nữa mới đem nấu.

Rượu bàu đá Thành Tâm đạt chứng nhận ocop
Rượu bàu đá Thành Tâm đạt chứng nhận ocop

Đứng bên những danh tửu như làng Vân, Gò Đen, Hồng Đào, giữa muôn ngàn danh rượu nhập khẩu về từ các nước… cái tên Bàu Đá đã ngạo nghễ làm nên một thương hiệu. Làng nghề rượu Bàu Đá Cù Lâm đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống, Cục Sở hữu trí tuệ ( Bộ Khoa học  - Công nghệ) đã cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “ Rượu Bàu Đá”. Với sự ghi nhận như vậy, bằng bàn tay tài hoa của người nấu rượu Bình Định, loại rượu của di sản này sẽ còn tiếp tục được bảo tồn và phát triển.


Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Rượu Bàu Đá giả tung hoành

“Vấn nạn” rượu Bàu Đá giả, chất lượng không đảm bảo được bày bán lan tràn trên thị trường đã và đang diễn ra tại làng nghề Bàu Đá, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn với nhiều hệ lụy cho sự tồn tại của thương hiệu và làng nghề này. Trong khi đó, công tác quản lý, kiểm tra và xử lý của cơ quan chức năng vẫn như “ném đá ao bèo”.


Rượu giả lấn át rượu thật

Khảo sát trên tuyến QL 1A, đoạn từ ngã ba cầu Ông Đô (huyện Tuy Phước) đến phường Đập Đá (thị xã An Nhơn), chúng tôi ghi nhận có đến hàng chục hàng quán, quày tạp hóa, bày bán la liệt các loại rượu có mác “Bàu Đá”, đựng trong chai nhựa, bình sành sứ; còn nhuộm các màu đỏ, xanh, vàng… Điều đáng chú ý là tất cả các loại rượu nói trên giá chỉ từ 12 ngàn đến 15 ngàn đồng/lít.

Rượu Bàu Đá với đủ loại màu bày bán tràn lan! (ảnh chụp tại khối Huỳnh Kim, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn).

Có nhiều cách để làm rượu nhanh, nồng độ cao để giả rượu Bàu Đá. Phổ biến là dùng men Trung Quốc, bỏ vào cơm rượu 1 - 2 ngày là nấu được, không cần ủ lâu. Độc hơn, có loại chỉ cần bỏ trực tiếp vào gạo và không cần nấu thành cơm. Vậy mà vẫn thành rượu! Một số nơi sản xuất nhiều thì mua mật rỉ ở nhà máy đường về pha với nước, phẩm màu, gia thêm hương vị (thường dùng hương dứa) vào, là thành rượu Bàu Đá xanh, đỏ, vàng, tím đủ màu. Khủng khiếp hơn, một người làm rượu tiết lộ, có loại cồn chỉ cần 2 lít pha với 48 lít nước là thành 50 lít rượu! Hoặc vẫn nấu như rượu Bàu Đá thật nhưng không phải dùng đúng nguồn nước và công thức như người dân thôn Cù Lâm vẫn làm, thường loại này có xuất xứ từ gần thôn Cù Lâm, được các hàng quán mua với giá rẻ hơn.

Làng nghề trước nguy cơ... mất nghề

Ông Trần Minh Hương (63 tuổi), người có thâm niên 40 năm nấu rượu ở làng Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, trăn trở: “Chưa bao giờ, người nấu rượu lương thiện chúng tôi lại lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay. Mỗi ngày, gia đình chỉ nấu được 25 lít rượu Bàu Đá nguyên chất nhưng cũng không bán hết, đơn giản vì rượu giả tràn lan”. Tiếp lời ông Hương, ông Lê Văn Bút (64 tuổi), một người nấu rượu tại làng rượu Bàu Đá, thở dài: “Mình cạnh tranh không lại rượu giả vì họ bán giá rẻ bèo. Bây giờ, làng này nấu rượu để cầm hơi và nuôi heo thôi”.

Theo ông Cao Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc, thì: Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh (SXKD) rượu Bàu Đá Bình Định có 33 hộ nấu rượu, cùng 19 hộ kinh doanh rượu. Hiện nay, trung bình mỗi ngày cả thôn Cù Lâm chỉ sản xuất khoảng 300 - 450 lít, còn trước kia mỗi ngày sản xuất trên 800 lít, những thời điểm cận Tết có khi lên trên 1.000 lít. Giờ người dân ở đây đa phần nấu rượu chủ yếu là cầm chừng và lấy hèm chăn nuôi là chính, chứ không thể sống bằng nghề này như trước kia. Ở thôn Cù Lâm, 1 lít rượu nấu bằng gạo giá khoảng 20 ngàn đồng, rượu nấu bằng nếp giá khoảng 25 ngàn đồng. Trong khi đó giá rượu giả chưa tới một nửa. “Nếu việc kiểm tra, xử lý nạn rượu giả ngoài thị trường không được kiểm soát chặt chẽ, tôi nghĩ làng nghề rượu Bàu Đá khó có thể tồn tại trong một thời gian ngắn nữa thôi”, ông Nghĩa lo lắng.

Bí khâu xử lý (!)

Ông Lê Quang Tâm, Chủ tịch Hiệp hội SXKD rượu Bàu Đá, khẳng định: Thời gian qua những loại rượu không nhãn mác, rượu nhái nhãn hiệu Bàu Đá bày bán trôi nổi trên thị trường đã tác động không nhỏ đến uy tín, chất lượng và thương hiệu rượu Bàu Đá được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu, gây thiệt hại cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Để hạn chế nạn rượu Bàu Đá giả trôi nổi ngoài thị trường, hiện Hiệp hội đang phối hợp với phòng Kinh tế thị xã An Nhơn chọn và mời đơn vị có chức năng đánh giá hợp quy để cùng thống nhất xây dựng phương án triển khai xây dựng bền vững thương hiệu rượu Bàu Đá.

Đáng buồn là hiện nay các ngành chức năng vẫn chưa có cách nào xử lý nạn rượu Bàu Đá giả. Cũng theo ông Lê Quang Tâm, việc kiểm soát rượu Bàu Đá giả ngoài thị trường hiện vượt quá tầm của Hiệp hội và địa phương, cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng cấp tỉnh.

Về vấn đề này, ông Trần Đức Tiến, Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, cho biết: Đến nay, do vẫn chưa triển khai việc thực hiện công bố về hợp quy, hợp chuẩn về tem nhãn, bao bì, mẫu mã… đối với sản phẩm thương hiệu rượu Bàu Đá, khiến công tác quản lý, xử lý gặp nhiều khó khăn vì chưa đủ cơ sở pháp lý. Mặt khác, công tác quy hoạch địa điểm kinh doanh sản phẩm rượu Bàu Đá tập trung gắn với các địa điểm quản lý thị trường ở tỉnh ta vẫn chưa được thực hiện, cũng gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý thị trường.


Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Rượu Bình Định tìm chỗ đứng

Bình Định có nhiều loại rượu nổi tiếng cả nước như: Rượu Bàu Đá, rượu đậu xanh Tây Sơn, rượu Vĩnh Cửu… Thời gian gần đây nhiều cơ sở đã đầu tư bài bản để phát triển thương hiệu!

 Theo thống kê của Sở Công Thương, toàn tỉnh có 1.015 cơ sở sản xuất kinh doanh rượu tập trung chủ yếu ở: TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, TX Hoài Nhơn; các huyện Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ… Trong đó, 3 cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp, 60 cơ sở sản xuất rượu nhằm mục đích kinh doanh… Đặc biệt sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể là Bàu Đá (An Nhơn) với 23 thương hiệu khác nhau: Thành Tâm, Tiến Phát, Hoa Thưởng, Tâm Hường, Vy Đăng, Huỳnh Lan, Gia Thiện…

Ông Nguyễn Thành Tâm, ở thôn Thọ Lộc, xã Nhơn Thọ, TX An Nhơn được công nhận cơ sở sản xuất rượu Bàu Đá từ năm 2002 đến nay chia sẻ: Gia đình tôi vốn làm nghề nấu rượu đã lâu đời ở Nhơn Lộc, tôi chuyển đến Nhơn Thọ để có điều kiện đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiện cơ sở của gia đình tôi có 5 sản phẩm rượu Bàu Đá gồm: Nếp, đậu xanh, vang nếp, vang nếp, đông trùng hạ thảo. Toàn bộ sản phẩm của Thành Tâm đã được Viện Năng suất chất lượng Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN) công nhận hợp chuẩn TCVN 10643: 2014. Sản phẩm của rượu Thành Tâm được bày bán tại nhiều hệ thống siêu thị đã hơn 10 năm qua và được một số DN xuất khẩu sang Lào, Campuchia…

Ông Thành Tâm và các sản phẩm rượu Bàu Đá Thành Tâm được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: H.Y
Ông Thành Tâm và các sản phẩm rượu Bàu Đá Thành Tâm được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: H.Y

Không chỉ ông Tâm, mấy năm gần đây nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu ở tỉnh ta đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc đồng thời ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Điển hình như Công ty TNHH rượu Bidir Hoàng Long, ở xã Nhơn Phúc tập trung phát triển sản phẩm rượu gạo, rượu Bàu Đá; Công ty TNHH Thực phẩm Trương Gia, xã Nhơn Thọ (TX An Nhơn) đầu tư cho rượu vang nếp Belifoods; Cơ sở Nguyễn Trung Tín, ở xã Mỹ Chánh (Phù Mỹ) xúc tiến cho nhãn hiệu rượu Trung Thứ, rượu Vĩnh Cửu của Hội Nông dân xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh ngày càng được nhiều người biết đến… Nhờ đó một số đã được chứng nhận 3 sao OCOP như: Rượu Vĩnh Cửu, rượu Bàu Đá Thành Tâm, rượu vang nếp Belifoods, rượu đậu xanh Tây Sơn, rượu Trung Thứ, rượu đậu xanh Hoàng Long…

 Sản phẩm rượu Vĩnh Cửu của Hội Nông dân xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh thay đổi bao bì tạo sức hút mới. Ảnh: H.Y

Ông Trương Quang Ninh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Trương Gia, cho biết: Sản phẩm rượu vang nếp Belifoods là dòng sản phẩm mới, cao cấp của chúng tôi ra mắt năm 2020 và được công nhận 3 sao OCOP. Hai năm nay dù gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực đầu tư thay đổi mẫu chai, tem nhãn mới hiện đại nhằm tạo dấu ấn sản phẩm cao cấp, sang hơn, hướng tới đáp ứng nhu cầu biếu tặng của người tiêu dùng.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, các cơ sở, DN sản xuất rượu tỉnh ta đã giảm tới 80% sản lượng so với mọi năm. Song, các cơ sở, DN vẫn tích cực tìm tòi, sáng tạo ra một số dòng sản phẩm mới, giúp khách hàng có thêm lựa chọn; đồng thời mở thêm nhiều kênh phân phối, tiêu thụ.


 Rượu sâm nhung nai Vĩnh Kim của Công ty TNHH Springchi.

Năm 2021, Sở Công Thương đã cấp 5 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho đơn vị sản xuất rượu theo quy định pháp luật; tiếp nhận 8 hồ sơ tự công bố sản phẩm rượu… Ngoài ra, Sở hỗ trợ tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá, TX An Nhơn cho 84 người tiếp cận các quy định mới của pháp luật, góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết để thực hành khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh rượu. Ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp thật tốt với chính quyền các cấp nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh rượu từ tỉnh đến huyện, xã. Phần lớn các cơ sở tham gia ngành nghề này đều thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ động hoàn thiện các thủ tục, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sản phẩm góp phần tạo nên uy tín hình ảnh của sản phẩm rượu Bình Định trên thị trường.


Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Ủ men cơm rượu Bàu Đá

Tiếp nối qua 3 đời và hơn 40 năm giữ nghề truyền thống ở làng rượu Bàu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, TX An Nhơn) nổi tiếng, bà Trương Thị Cúc (64 tuổi), vẫn dùng duy nhất loại men truyền thống để ủ cơm rượu gạo, rượu nếp, rượu đậu xanh.

trộn cơm rượu với men để nấu rượu bàu đá
 

Bà Cúc tiết lộ, việc ủ men là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng rượu. Để rượu thơm, ngon, tùy thời tiết mà trộn men nhiều hoặc ít. Mỗi mẻ cơm rượu (7 kg gạo) phải ủ men đúng 5 ngày, 5 đêm, rồi mới đem đi nấu rượu. Mỗi mẻ cho từ 3 - 4 lít rượu.

“Hiện nay, nhiều địa phương khác dùng men của Trung Quốc để rút ngắn thời gian ủ cơm rượu, chạy theo lợi nhuận. Riêng tôi và cả làng nghề này đều dùng men truyền thống để giữ chất lượng cho sản phẩm, nâng cao uy tín và giữ thương hiệu rượu Bàu Đá thôn Cù Lâm này” - bà Cúc khẳng định.


Nguồn:baobinhdinh.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Giỗ tổ làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá năm 2023

Hôm nay, ngày 02/02/2023, nhằm ngày 12 tháng giêng âm lịch, người dân tại làng nghề rượu Bàu Đá thuộc thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn...