Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, trãi qua ngàn năm lịch sử văn hóa. Bình Định vừa tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa để bồi đắp làm phong phú văn hóa thêm cho mình. Không chỉ được biết đến là vùng đất võ mà nơi đây còn được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống, đặc biệt ở đây còn làm ra thứ rượu được coi là đệ nhất tửu, đó là rượu Bàu Đá.
Rượu Bàu Đá Bình Định là một sản phẩm truyền thống của Bình Định đã nổi tiếng từ lâu đời. Tương truyền từ nhiều thế kỷ trước, những người dân nghèo ở gò Cù Lâm, thôn Bàu Đá, Xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn trong khi tìm kế sinh nhai đã nấu rượu và sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra Bàu Đá tại thôn Bàu Đá. Không ngờ những mẻ rượu được nấu ra từ nguồn nước này có một mùi hương rất đặc biệt và nếu uống 1 tách điều độ mỗi ngày chỉ 1 hoặc 2 cốc nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Ngày nay bàu nước cổ đã cạn, nguồn nước để nầu rượu bây giờ là từ những mạch nước giếng của làng nhưng vẫn giữ được chất lượng rượu như ngày xưa mà không vùng đất nào khác có thể có được.
Nơi chúng tôi tìm tới là một làng cổ nằm lọt thỏm giữa một cánh đồng thuộc Cù Lâm, thôn Bàu Đá, Xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn thành phố Quy Nhơn 30km và mất khoảng 1 giờ nều đi bằng xe máy. Xóm này ra đời từ những năm 1947 đến 1948, có khoảng 40 hộ dân, phần lớn họ đều nấu rượu gia truyền từ nhiều đời nay như gia đình ông Đinh Lý, Tám Cộng, Mười Mẫu, Ba Trương. Và chúng tôi đã đến thăm nhà ông Ba Trương, một trong những hộ gia đình có truyền thống nấu rượu từ lâu đời nay. Đây là một trong những hộ gia đình truyền thống được nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí để phục hồi lại lò rượu truyền thống, giữ lại nét cổ truyền cho làng nghề.
Bà Trương cho biết rượu ngon là nhờ nguồn nước ngầm vì nhiều người mang bí quyết và công thức đi nơi khác nấu nhưng không có được hương vị thơm ngon như được nấu ở làng Bàu Đá. Nguyên liệu để nấu rượu đầu tiên là phải chọn gạo đẹp, nấu thành cơm, xới ra bóp rời rồi trộn đều với men. Cho vào thùng đậy nắp kín ủ trong 3 ngày, sau đó đổ nước vào để tiếp 2 ngày. Một mẽ rượu ủ trong vòng khoảng 6 ngày là có thể đem nấu.
Rượu được nấu chưng cất trong trong lò đã thiết kế sẵn. Đậy kín nắp, trét men xung quanh tất cả các khớp để hơi không thót được ra ngoài. Để rượu thơm ngon hơn phải đun lửa nhỏ riêu riêu. Rượu Bàu Đá khác với những loại rượu khác, khi uống vào có vị ngót, thơm. Rượu nấu ra để bán liền cho khách qua đường, khách du lịch và khách nước ngoài. Bà nói “khách qua đường khi mua rượu ở đây là nhất định lần sau đến tìm tới tận lọ để mua”. Một kinh nghiệm để nhận biết rượu ngon chính hiệu là khi rót rượu vào ly phải rót từ từ nếu rượu xủi bọt li ti thì đó là rượu thiệt. Rượu uống vào không bị đau đầu và cũng không bị khát nước như các loại rượu khác. Càng khám phá về rượu Bàu Đá ta lại càng thêm thích thú.
Làng nghề đã hình thành ở đây từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Bà còn cho biết nhà nước hỗ trợ cho mỗi nhà một nồi nấu rượu, và 35 triệu cho làng nghề để duy trì và phát triển.
Hàng năm nơi đây thu hút không ít khách du lịch. Họ đến đây chỉ để thưởng thức thứ rượu thơm ngon và có hồn này. Một lần đoàn y tế Hàn Quốc khi đến Việt Nam để khám chữa bệnh, họ đã mang theo một số thứ mà họ sợ ở Việt Nam không có như ớt xanh, kim chi, rượu. Nhưng khi được uống thứ rượu Bàu Đá họ rất mê. Không chỉ đoàn khách Hàn Quốc mà nhiều đoàn khách quốc tế khi đến Bình Định uống đúng rượu Bàu Đá của làng Cù Lâm cũng đều khen và tìm cách mua về. Rượu Bàu Đá ngày nay đã được xuất khẩu ra thị trường Mỹ và nhiều nước khác. Việc giữ gìn chất lượng, giới thiệu, quảng bá là việc làm cần thiết để rượu Bàu Đá đứng vững và vương xa hơn nữa.
--------
Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com):
CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC : Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn
No comments:
Post a Comment