Showing posts with label rượu bàu đá giá bao nhiêu. Show all posts
Showing posts with label rượu bàu đá giá bao nhiêu. Show all posts

03/01/2023

Về Bình Định nhớ nếm rượu Bàu Đá


Bàu Đá thuộc thôn Cù Lâm, xã An Nhơn, huyện Nhơn Lộc (Bình Định), từ lâu nổi tiếng với thứ rượu ngon được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất danh tửu”.

cach chung cat ruou ruou bau da
Chẳng biết từ bao giờ, người Bình Định có câu ca:

Bàu Đá mà nhắm mực khô
Có về âm phủ, (cũng) đội mồ mà lên

Người dân mảnh đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ này có 3 điều tự hào. Thứ nhất, đây là quê hương của anh em nhà Tây Sơn, nổi tiếng bởi tinh thần thượng võ “Ai về Bình Định mà coi/Con gái Bình Định đánh roi đi quyền”. Thứ hai, đây còn là miền đất văn hóa, nơi sản sinh ra nghệ thuật tuồng với ông tổ Đào Duy Từ (vì thế Bình Định được gọi là “đất võ trời văn”). Thứ ba là rượu Bàu Đá, một thứ rượu trong như nước, nồng nàn như lửa, và say, say đứ đừ. Ai đã nếm một lần không thể quên. Thậm chí có người nói rằng, nhắc đến Bình Định là phải nói tới rượu Bàu Đá, cũng như nói đến Hà Nội là phải biết đến Hồ Gươm.

Bàu Đá thuộc thôn Cù Lâm, xã An Nhơn, huyện Nhơn Lộc. Tại địa phương này có một cái Bàu rộng khoảng 3 ha. Cái bàu này sẽ không có gì đáng nói, giống như bao cái bàu khác, ngoại trừ việc nó không bao giờ cạn nước và bên trong lô nhô từng chỏm đá, nước rất trong mát, người dân vẫn thường múc về ăn. Vì vậy, người dân làng gọi nó là Bàu Đá. Xóm có cái bàu này thành tên là xóm Bàu Đá.

Xóm Bàu Đá sẽ chẳng có gì nổi tiếng, nếu không có một sự tình cờ. Hồi đầu thế kỷ trước, ông Hương Lễ, một người chuyên làm nghề nấu rượu ở huyện Bình Khê phiêu bạt sang xã An Nhơn kiếm sống. Ông Hương Lễ mở lò nấu rượu, múc nước ở Bàu Đá để nấu. Không ngờ rượu nấu bằng nước ở đây lại có hương vị đặc trưng và thơm ngon lạ lùng, dân quanh đấy đến xin truyền nghề. Ông Hương Lễ nhiệt tình chỉ dạy các bí quyết, và thế là cả xóm Bàu Đá nấu rượu, chẳng mấy chốc trở thành thương hiệu nổi tiếng cả vùng.

Khoảng năm 1932, thi sỹ Tản Đà trên bước đường phiêu lãng đã qua đây, nếm rượu Bàu Đá, cụ đã cảm khái phong là “Thiên hạ đệ nhất danh tửu”.

Cụ Tản Đà vốn rất kỹ tính, cụ ca ngợi như vậy chứng tỏ rượu Bàu Đá xứng đáng vào hàng ngự tửutừ đó, tiếng tăm của loại rượu này càng vang xa.

Theo người dân Bàu Đárượu ngon ngoài mạch nước trời ban cho vùng, mà người dân cho rằng chảy từ thượng nguồn sông Kôn về, thì còn những bí quyết gia truyền trong ủ men, trong điều chỉnh độ lửa và còn cả cách… chọn nồi nấu.

Nồi nấu rượu tốt nhất là nồi đất nung, như thế rượu không bị hơi kim loại ám vào. Bình đựng rượu cũng làm bằng gốm để giữ được chất lượng rượu tốt nhất.

Về thời điểm nấu rượu, thường từ 3-4 giờ sáng, khi trời còn mờ hơi sương, đất trời mang mang như hòa lẫn vào nhau, âm dương chưa phân tỏ, người làm nghề nấu rượu đã trở dậy chuẩn bị cho mẻ rượu. Hỏi vì sao lại chọn thời điểm này để nấu rượu thì chính người làng nghề cũng không biết giải thích vì sao, có lẽ do lúc này trời đất thanh khiết, tâm hồn sảng khoái, làm việc sẽ thăng hoa chăng.

Gạo sau khi nấu chín thành cơm, để nguội, ủ men 6-8 ngày thì nấu rượu được. Trung bình một mẻ nấu khoảng 15, 16 ký gạo. Nồi nấu rượu (trong này gọi là cái bung) phải được rửa thật sạch. Sau khi bung được rửa sạch, cho cơm rượu vào. Một cái cần được nối giữa bung và chậu kín, có chậu nước lạnh phía trên, dùng để dẫn hơi thoát ra từ bung đến chậu. Hơi rượu nóng tiếp xúc với chậu nước lạnh, ngưng đọng lại, chảy qua một vòi làm bằng ống trúc, dẫn đến cái be đựng sẵn. Từng giọt rượu được chắt ra từ từ.

Những người nấu rượu cho biết, điều quan trọng nhất là làm sao để thành bung và những chỗ tiếp xúc giữa bung với cần, giữa cần với chậu phải kín để hơi rượu không thoát ra ngoài. Thường người ta dùng cám gạo trộn với nước tạo thành bùn cám, đắp kín chung quanh nắp bung và những chỗ khớp nối.

Người Bàu Đá không dùng củi để nấu rượu, bởi củi cháy to, khó điều chỉnh độ lửa, dễ cháy nồi, rượu sẽ không ngon. Họ dùng lá bạch đàn và mùn cưa để nấu. Khi cơm rượu sôi rồi thì dùng mùn cưa nấu cho lửa liu riu, trông nồi nấu liên tục 5 giờ đồng hồ, đến 9-10 giờ sáng mới xong một mẻ rượu. Một nồi rượu như vậy chỉ nấu được khoảng 10 lít. Mới hay rượu Bàu Đá kỳ công như thế nào.

Men rượu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng rượu. Bánh men gồm nhiều vị thuốc bắc, đây là bí quyết làng nghề nên không ai tiết lộ. Đặc biệt, người Bàu Đá còn có loại rượu đậu xanh mà không đâu có. Rượu được nấu từ hạt đậu xanh, ủ một loại men đặc trưng, khi uống nghe vị đậu xanh mát lạ nơi đầu lưỡi. Trên thị trường, loại rượu này đắt gấp 3-4 lần rượu nấu bằng gạo thường.

Sau khi nấu, rượu được đựng trong vò sành, bịt chặt miệng vò, để vào hầm hoặc chôn hẳn xuống đất một trăm ngày, rượu sẽ càng ngon hơn vì khử được các chất aldehyde, metanol,…

Ngày nay, làng Bàu Đá đã thành lập Hiệp hội Sản xuất – Kinh doanh rượu Bàu Đá Bình Định. Rượu Bàu Đá cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Rượu Bàu Đá” cho 53 doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh rượu. Sản phẩm Rượu Bàu Đá vì thế càng thêm uy tín, giúp cho khách hàng tránh được việc mua phải rượu nhái.

Đặc biệt, mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy chưng cất rượu Bàu Đá chất lượng cao. Theo đó, mục tiêu dự án là sản xuất sản phẩm rượu với quy mô 5 triệu lít/năm. Tổng mức đầu tư dự án là 8 triệu USD. Rồi mai này, rượu Bàu Đá sẽ có cơ hội vươn ra thị trường thế giới, để sánh ngang với những danh tửu năm châu.

Ước mơ đó có vẻ hơi lãng mạn. Nhưng ngay bây giờ nếu có dịp ghé qua Bình Định, bạn đừng quên nếm rượu Bàu Đá để thưởng thức “tinh hoa của càn khôn, của ngưng tụ khí thiêng, của dũng mãnh và tài hoa hào kiệt đất võ trời văn. Cái hào khí ngất trời đấy mà không một lần thưởng lãm không phải là phí mất một kiếp bình sinh sao”.


Nguồn: Duy Hoàng – Báo Đầu Tư

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Làng rượu Bầu Đá


Đứng bên những danh tửu như Làng Vân, Gò Đen, Hồng Đào, giữa muôn ngàn danh rượu nhập khẩu về từ các nước… Cái tên Bàu Đá ngạo nghễ làm nên một thương hiệu. Rượu Bàu Ðá là một sản phẩm truyền thống của Bình Ðịnh đã nổi tiếng từ rất lâu. Xưa kia đây là “ngự tửu” được dùng để tiến vua, là loại rượu thường được dùng trong các buổi yến tiệc của vua chúa.



Cổng vào làng rượu Bàu Đá ở An Nhơn
Cổng vào làng rượu Bàu Đá ở An Nhơn

Tương truyền, từ nhiều thế kỷ trước, những người dân nghèo ờ gò Cù Lâm, thôn Bàu Ðá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, trong khi tìm kế sinh nhai đã nấu rượu và sử dụng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thôn Bàu Ðá. Không ngờ những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này lại có một mùi hương rất đặc biệt, và nếu uống một cách điều độ mỗi ngày chỉ một, hai cốc nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được chứng đau lưng, nhức mỏi, giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng hơn.

rượu bàu đá vừa ngon vừa bổ


Rượu Bàu Đá vừa ngon vừa bổ

Nhiều người uống Rượu Bàu Đá nhưng ít ai biết rằng Rượu ngon nhờ phương pháp chưng cất thủ công gia truyền, công thức ủ rượu, lên men kết hợp với mạch nước ngầm kì diệu “trời ban” cho làng Bàu Đá.

Nước giếng ở làng là một “đặc ân” trời cho để nấu rượu ngon.
Nước giếng ở làng là một “đặc ân” trời cho để nấu rượu ngon

Được chắt lọc từ những hạt gạo ngon được trồng ở những thửa ruộng đủ nước cho cây lúa từ lúc còn rảnh mạ, đến khi ngậm đòng và nhất là nguồn nước nơi đây đã làm nên chất rượu độc đáo của Làng Bàu Đá, làm nên hồn Rượu Bàu Đá. Cái hồn ấy chính là mùi thơm thanh khiết, là hương vị đậm đà, là rượu trong suốt như pha lê. Rượu Bàu Đá uống vào có vị thơm nồng quyến rũ, uống một hớp, sức nóng như dội lên mạnh mẽ nhưng không gắt, để rồi hương rượu như lan tỏa len sâu từ cổ họng đến khắp người, bừng bừng chất men ngọt, uống say vẫn tỉnh, không loạn trí đau đầu.

Bạn sẽ dễ dàng mua được một bình Bàu Đá khi đến với Bình Định
Bạn sẽ dễ dàng mua được một bình Bàu Đá khi đến với Bình Định

Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 3,5 - 4 lít rượu) phải mất 6 giờ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng.

Nấu rượu Bàu Đá bằng phương pháp thủ công.
Nấu rượu Bàu Đá bằng phương pháp thủ công..  

Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của giọt rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua. Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ.

Tinh hoa của đất trời đều quy tụ vào ly rượu bàu đá

Tinh hoa của đất trời đều quy tụ vào ly rượu bàu đá

Nhà thơ Nguyễn Duy vinh danh rượu Bàu Đá là “đệ nhất tửu”, thi sĩ Tản Đà  trong một lần dừng chân ở đất Bình Định, tình cờ thưởng thức một bữa tiệc rượu Bàu Đá, đã nghiêng mình ngưỡng vọng và phong tặng cho rượu Bàu Đá là “Đệ nhị danh tửu”. Mỗi người một cách cảm nhận, nhưng ai đã một lần nhấp thử chút men nồng của ly rượu Bàu Đá thì cũng chếnh choáng như hai con người sành rượu trên.

Rượu bàu đá chai rồng nhỏ 350ml

Rượu Bàu Đá đặc sản của Bình Định

Nếu đã đặt chân đến miền đất võ Bình Định mà chưa nhâm nhi một ly Bàu Đá thì sẽ chưa "ngấm" hết mùi vị của chuyến đi và hương vị của nơi này. Hơn nữa sẽ rất tuyệt nếu bạn đưa về một bình rượu Bàu Đá làm quà cho người thân.


Nguồn:lendang.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

RƯỢU BÀU ĐÁ NỒNG NÀN VANG XA

Vừa nồng nàn, ngây ngất, vừa đắm say, dịu ngọt… đó là hương vị đặc trưng của rượu Bàu Đá Bình Định. Trải qua những bước thăng trầm theo chiều dài lịch sử, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, nhưng rượu Bàu Đá vẫn khẳng định được vị thế, gây “nhớ nhung” cho giới sành rượu.

Bước thăng trầm…

Chúng tôi tìm đến Làng nghề rượu Bàu Đá thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn (Bình Định) vào một buổi sáng đầu đông. Hương nồng cay cay của những vò rượu mới nấu quyện vào gió thoảng đưa khiến lòng người đắm say… 

Đi khắp làng Cù Lâm, vào nhà nào cũng thấy những can, những bình đựng đầy rượu sủi tăm chờ mời khách. Tiếp chúng tôi trong căn nhà còn thơm mùi sơn mới, ông Tạ Chí Nhơn, Trưởng Ban tự quản Làng nghề rượu Bàu Đá, cho hay: “Gia đình tôi gắn với nghề nấu rượu đã từ bao đời nay. Sinh ra và lớn lên từ Làng, tôi yêu da diết cái nghề truyền thống của cha ông và muốn giữ gìn đến thế hệ mai sau. Làng Cù Lâm quê tôi, 10 nhà thì có đến 7 nhà biết nấu rượu. Nét đặc trưng của rượu Bàu Đá là rượu uống vào càng ngấm càng ngọt ngào, càng đậm đà, say nhưng không choáng và gây mệt mỏi, nhức đầu như một số loại rượu khác. Có lẽ nhờ nguồn nước mát ngọt của Bàu Đá và phương thức nấu rượu công kỷ đã góp phần làm nên thương hiệu rượu Bàu Đá…”.
 

Đường vào Làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp

Đường vào Làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp

Ngày Giỗ Tổ nghề thường được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm. Đây là dịp tụ hội, gặp gỡ, giao lưu giữa những nghệ nhân nấu rượu, những người sinh ra từ “làng” và biết đến Làng nghề rượu Bàu Đá nức tiếng gần xa. Điều đặc biệt ở đây là người dân chỉ dùng rượu Bàu Đá do mình nấu để mời khách chứ không dùng bia. Đó cũng là biểu hiện của lòng tự hào về nghề và tình yêu quê hương của bao người con xứ sở. 

Những người theo “nghiệp rượu” ở đây cho biết, ông Hương Nghè Điếc là Tổ nghề rượu Bàu Đá vốn quê gốc ở huyện Tây Sơn (Bình Định). Thời kỳ 9 năm Việt Minh chống Pháp thuộc, ban đầu nấu rượu Si-ka cho Pháp, dần dà nấu rượu thuê từ nhà này đến nhà khác ở Làng. Nhờ sử dụng nguồn nước trong veo, mát ngọt Bàu Đá ở làng Cù Lâm và đúc kết, học hỏi, chắt lọc nhiều kinh nghiệm, ông đã cho “ra lò” rượu Bàu Đá; sau đó, lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đi khắp ngõ xóm cùng thôn. 
 

Từ khi nhãn hiệu tập thể Rượu Bàu Đá được bảo hộ giúp cho thương hiệu Rượu Bàu Đá không ngừng vươn xa



Từ khi nhãn hiệu tập thể Rượu Bàu Đá được bảo hộ giúp cho thương hiệu Rượu Bàu Đá không ngừng vươn xa

 Các công đoạn nấu rượu lúc bấy giờ còn khá thô sơ, gồm: Xay lúa, bóc vỏ, ủ men, đong gạo, trộn men vào gạo, bỏ vào vò ủ (khoảng 3 ngày 3 đêm), sau đó cho ra thành phẩm và đong vào chai lọ để dành nhấm nháp, mời khách quý thưởng thức. Thời ấy, những gia đình khá giả, quan lại, quý tộc mới có đủ điều kiện để nấu rượu và thưởng thức rượu ngon. 

Được biết, hiện nay, rượu Bàu Đá nấu bằng gạo thường giá khoảng 25 ngàn đồng/lít; rượu nếp (chưng cất) 35 ngàn đồng/lít; rượu nếp (ủ men) 50 ngàn đồng/lít; rượu đậu xanh 80 ngàn đồng/lít. Để gắn bó với nghề nấu rượu cũng lắm gian nan và thử thách. Bà con nhân dân bên cạnh nấu rượu còn kết hợp với làm kinh tế vườn – ao – chuồng, tận dụng phế phẩm từ nấu rượu, để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và bón cây.

Khách du lịch thường xuyên ghé thăm. Ấn tượng nhất là cách đây 2 năm (năm 2015), có đoàn khách du lịch đến từ xứ sở kim chi Hàn Quốc. Họ cùng ăn, cùng ở và cùng trải nghiệm với bà con xuống bếp nấu rượu, chưng cất rượu. Chính tình yêu các giá trị văn hóa Làng nghề truyền thống đã xóa tan khoảng cách về ngôn ngữ, địa lý, giúp tình hữu nghị quốc tế Việt – Hàn càng thắm thiết, gắn bó hơn.
Ngày nay, Làng nghề rượu Bàu Đá chỉ còn thưa thớt vài chục người gắn bó với nghề vì công kỷ, thời gian nhiều nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu. Do đó, trai tráng, thanh niên bươn chải kiếm sống, nhường chỗ cho phụ nữ, người già quẩn quanh bên lũy tre làng, ngày ngày nấu rượu, kiếm kế sinh nhai, gìn giữ cái vốn quý của nghề truyền thống cha ông…

“Cuộc chiến” thương hiệu

“Cuộc chiến” giành lại thương hiệu năm 2001 là một “cột mốc” đáng nhớ với người dân làng rượu Bàu Đá. Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh (Đà Nẵng) vào Bình Định mở Cơ sở Sản xuất – kinh doanh (CSSX-KD) rượu ở làng Cù Lâm và đăng ký nhãn hiệu rượu Bàu Đá Minh Anh (do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học công nghệ công nhận). Từ đó, Công ty TNHH Minh Anh giành thế độc quyền khiến rượu Bàu Đá của các CSSX-KD rượu Bàu Đá tại địa phương bị “bóp nghẹt”, gặp nhiều khó khăn: Sản phẩm rượu Bàu Đá chính gốc Bình Định lại không được đưa vào bán tại siêu thị, cửa hàng... Thậm chí khi đưa rượu Bàu Đá chính hiệu ra thị trường ngoài tỉnh đã bị cơ quan chức năng “sờ gáy”.

Sau nhiều năm liên tục khiếu nại, năm 2007, Hiệp hội SX – KD rượu Bàu Đá được thành lập và tồn tại song song thương hiệu “rượu Bàu Đá” (Bình Định) và “rượu Bàu Đá Minh Anh” (Đà Nẵng). Năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu Hiệp hội SX-KD rượu Bàu Đá (Bình Định) bổ sung vào mẫu nhãn hiệu đăng ký rượu Bàu Đá, thành phần chữ hoặc một biểu tượng để phân biệt với nhãn hiệu Minh Anh. Sau đó, Hiệp hội đã bổ sung logo kèm chữ “rượu Bàu Đá” để nhận diện thương hiệu của mình. Từ khi thành lập Hiệp hội và có nhãn hiệu, thương hiệu riêng, rượu Bàu Đá (Bình Định) dần tìm lại được chỗ đứng và tiếng vang của mình.

  Ông Lê Quang Tâm, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất - kinh doanh rượu Bàu Đá cũng là người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh Rượu Bàu Đá lâu năm

Ông Lê Quang Tâm, Chủ tịch Hiệp hội SX-KD rượu Bàu Đá tỉnh Bình Định, cho biết: Hiệp hội SX-KD rượu Bàu Đá hiện tại khoảng trên dưới 150 hội viên sản xuất và kinh doanh. Nghề truyền thống nấu rượu Bàu Đá được các cấp lãnh đạo, ban, ngành quan tâm và cho xây dựng thương hiệu. Phát triển mạnh mẽ được hơn chục năm trở lại đây. Ban đầu, Làng nghề có 33 hộ đăng ký sản xuất rượu Bàu Đá, nay chỉ còn 28 hộ còn duy trì, 4-5 hộ mới theo nghề, mong muốn kết nạp là hội viên nhưng còn khó khăn về mặt tài chính để hoàn thành các thủ tục pháp lý.

Sự cạnh tranh khốc liệt, thị trường rượu Bàu Đá thật – giả lẫn lộn khiến nhiều nghệ nhân tâm huyết của làng lao đao. Nhiều loại rượu Bàu Đá giả tràn ngập, với giá rẻ 10 ngàn đồng/ lít đã tác động không nhỏ đến uy tín, chất lượng và thương hiệu rượu Bàu Đá (Bình Định), gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng lẫn người SX-KD.

“Một thực tế đáng buồn là mặc dù được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, ban, ngành nhưng một số thành viên của Hiệp hội tỏ ra khá lơ là, ít tâm huyết với sản phẩm của mình. Chung Hiệp hội nhưng mạnh ai nấy làm, không thống nhất với nhau về giá cả, chất lượng rượu nên khó mà giữ được thương hiệu”, người đứng đầu Hiệp hội SX-KD rượu Bàu Đá, trăn trở.

Để đồng hành cùng với sự phát triển của Làng nghề rượu Bàu Đá – Làng nghề duy nhất của tỉnh Bình Định có tổ chức Hiệp hội hẳn hoi, thời gian qua, UBND tỉnh Bình Định, Sở Công thương và Sở Du lịch… đã có nhiều dự án đầu tư, hỗ trợ, quan tâm kịp thời như: Ưu tiên các gian hàng trưng bày, nấu trình diễn rượu Bàu Đá trực tiếp tại các hội chợ, kết hợp phát triển Làng nghề rượu Bàu Đá gắn với du lịch… đã góp phần thúc đẩy sự phát triển thương hiệu rượu Bàu Đá bay cao và vươn xa ra thị trường trong nước và quốc tế.

Chia tay Làng nghề rượu Bàu Đá trên con đường bê tông thẳng tắp, thoang thoảng mùi rượu mới, lòng chúng tôi bồi cảm xúc với những nét đổi thay nhiều khởi sắc của cuộc sống nơi đây – bình yên, ấm áp đến lạ! Điều đọng lại trong chúng tôi là hình ảnh những bà, những mẹ, những chị thoăn thắt đưa tay rót những vò rượu thơm phức cho vào bình có in nhãn hiệu logo “Rượu Bàu Đá”, sẵn sàng cung ứng ra thị trường, môi nở nụ cười rạng rỡ, ngập tràn hy vọng về tương lai tốt đẹp và niềm tự hào quê hương…


Nguồn:internet

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

Đặc sản rượu Bàu Đá Bình Định

Bình Định xưa nay không chỉ nổi tiếng là một vùng đất võ mà còn nổi tiếng với nét ẩm thực độc đáo, say lòng người. Một trong những đặc sản của vùng đất võ chính là rượu Bàu Đá. Rượu Bàu Đá đã từng được nhà thơ Nguyễn Duy phong là "Đệ nhất tửu" sau khi ông vào tận nơi để thưởng thức.

Bình Định xưa nay không chỉ nổi tiếng là một vùng đất võ mà còn nổi tiếng với nét ẩm thực độc đáo, say lòng người.

Một trong những đặc sản của vùng đất võ chính là rượu Bàu Đá. Rượu Bàu Đá đã từng được nhà thơ Nguyễn Duy phong là "Đệ nhất tửu" sau khi ông vào tận nơi để thưởng thức.

Rượu Bàu Đá là sự cộng hưởng của nhiều nhân tố. Đầu tiên đó là sự thừa hưởng dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kxôm, Hầm hô...Tiếp đến là sự khéo léo, cần mẫn của con người vùng “đất võ trời văn”. Sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và tài hoa con người đã tạo nên thứ rượu đậm đà. Cái tên rượu Bàu Đá như một câu chuyện dân gian kể mãi theo thời gian, nhưng lại bắt đầu từ xóm “Tân Long”.

Xóm có tên gọi Tân Long, (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), tại xóm Tân Long có một cái bàu rộng khoảng 3 sào của ông xã Lựu, trong bàu có nhiều hòn đá to, hằng năm ông xã Lựu tổ chức một ngày giậy bàu vào mùa hè, mọi người gần xa về đây bắt cá đông vui, ai bắt bao nhiêu cá cũng được, ông xã Lựu chỉ lấy một con gọi là “xâu”, vì vậy đã trở thành ngày hội bắt cá định kỳ ở cái bàu có đá xóm Tân Long và được dân gian gọi là xóm Bàu Đá. Từ khi xóm Bàu Đá nấu rượu và phát triển kinh doanh nghề rượu người ta lấy tên xóm Bàu Đá đặt cho tên rượu gọi là “rượu Bàu Đá”.

Các sản phẩm rượu bàu đá Thành Tâm
Các sản phẩm rượu bàu đá

Xóm rượu Bàu Đá ra đời muộn mằn so với các làng, xóm rượu trong vùng. Tuy nhiên, trải qua thời gian xóm rượu Bàu Đá vẫn giữ nguyên công thức cổ truyền mà ông Hương Lễ Nghè đã dạy, từ việc chọn gạo; kỹ thuật nấu cơm; họ không dùng các loại men bột công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh như nhiều nơi dùng mà họ chọn loại men bánh dân gian, thường là men Trường Định (Bình Hòa), Bả Canh (Đập Đá).


Tỷ lệ men và cơm, kỹ thuật ủ cơm rượu, đổ nước vào cơm rượu đã ủ phải lấy từ giếng bộng đất nung, hoặc giếng đá ong, không lấy nước giếng đất, giếng bêtông xi-măng. Họ không nấu nồi nhôm mà là nồi đồng, nắp đậy nồi bằng đất nung; cất rượu bằng ống tre.

Thưởng lãm rượu Bàu Đá cũng rất cầu kỳ, rượu đựng trong bầu, chai, nậm phải rót ra bình gọi là ve vòi, cái ve vòi đựng rượu có câu đố dân gian rằng:

Thượng tiểu, hạ đa (Trên nhỏ, dưới to)

Tích thủy, phi thủy (Đựng nước nhưng không phải nước)

Thọ thai, bất thọ thai (Chửa nhưng không phải chửa)

Rót rượu ra chén cũng có kiểu, có cách: Ve vòi giơ cao, rót dòng rượu nhỏ ra chén hạt mít sao cho có tiếng kêu róc rách, vun bọt nhưng rượu không được tràn ra miệng chén. Ngậm một ngụm rượu trong giây lát, uống xong ta thấy đọng lại vị ngọt thanh, mùi thơm…

Về Bình Định mà chưa được thưởng thức món chim mía Tây Sơn; chim se sẻ, nem chợ huyện Tuy Phước nhâm nhi với chén rượu Bàu Đá coi như chưa về Bình Định. Rượu Bàu Đá thường được dùng trong những ngày giỗ chạp, lễ nghi, hội hè, đình đám, nhất là những ngày Tết cổ truyền.


Nguồn:tuhaoviet.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn


Về Bàu Đá, thưởng rượu làng nghề

Rượu Bàu Đá xưa nay nức tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc. Từng được nghe tiếng, từng được thưởng thức, nhưng thú thật tôi chưa có dịp về thăm nơi khai sinh ra thứ mỹ tửu lừng danh dù nó chỉ cách nơi tôi đang sống chưa đầy 40km.

nấu rượu bàu đá

Người phụ nữ này đang chuẩn bị lò nấu rượu

Dịp may, anh bạn làm nghề nhiếp ảnh rủ rê. Vậy là chọn một ngày chủ nhật không vướng bận việc nhà, việc cơ quan, chúng tôi tìm về làng rượu Bàu Đá cốt để thỏa nhãn quan về thứ rượu vốn danh bất hư truyền.

“Đệ nhất danh tửu”!

Gọi “làng rượu” cho oai chứ thật ra chỉ là một xóm nhỏ có truyền thống nấu rượu, tục danh Bàu Đá thuộc thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ thị trấn Bình Định đi về phía tây chừng 7 cây số gặp chiếc cầu bắc ngang qua sông Côn, rẽ ngang là đến xóm Bàu Đá. Hoặc cũng có thể từ Quy Nhơn đi theo quốc lộ 19 đến địa phận Nhơn Lộc theo đường rẽ ngang… cũng về xóm Bàu Đá.

Bàu Đá là tên của một bàu nước (ao lớn - tiếng địa phương gọi là bàu) nhưng định danh cho một “làng rượu”. Không ai biết nghề nấu rượu ở xóm Bàu Đá có từ khi nào. Hỏi các bậc cao niên còn sống ở đây thì nhận được câu trả lời chung chung: sinh ra đã thấy trong nhà có nghề nấu rượu rồi. Và nghề cứ truyền nối theo thời gian. Rượu được chưng cất theo phương pháp thủ công. Bí quyết của rượu Bàu Đá chính là nguồn nước. Rượu không kén gạo, kén men, chỉ kén nước. Xưa người ta lấy nguồn nước mạch rỉ ra từ Bàu Đá. Nay bàu cạn, người ta dùng giếng khoan.

Mang nghề ra khỏi xóm Bàu Đá thì rượu nấu lên bất thành… rượu Bàu Đá! Nguồn nước như một đặc ân mà thiên nhiên ban tặng cho làng rượu, để lưu truyền một thứ mỹ tửu nước trong văn vắt như pha lê nhưng uống tới đâu "thấy" tới đó. Vì thế mà có nhiều giai thoại được lưu truyền về mối lương duyên giữa rượu Bàu Đá với các bậc tao nhân, mặc khách. Ngày xưa, thi sĩ Tản Đà trong một lần ghé chân đất An Nhơn được thưởng thức rượu Bàu Đá đã thốt lên: “Bàu Đá đệ nhị danh tửu”.

lò nấu rượu bàu đá
Một lò rượu thường thấy ở xóm Bàu Đá

Trộn men rượu
Trộn men rượu

Năm 2006 trong một chuyến đi xuyên Việt cùng bạn bè, chiến hữu, nhà thơ Nguyễn Duy, sau khi thưởng thức rượu Bàu Đá, cá sông Kôn, đã khẳng khái: “Rượu Bàu Đá đệ nhất danh tửu”. Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thanh Mừng cho rằng: “Rượu Bàu Đá có lửa đã đành. Rượu Bàu Đá còn có cả băng tuyết”. Và người thưởng thức rượu Bàu Đá phải vận đủ cả năm giác quan gọi là ngũ quan thưởng rượu! Rượu Bà Đá danh bất hư truyền là thế!

Mang hành trang nức tiếng thơm của rượu, chúng tôi háo hức tìm về xóm Bàu Đá. Duyên may, trong lúc lòng vòng hỏi thăm đường, chúng tôi gặp được ông Nguyễn Lưu, một nghệ nhân nấu rượu kỳ cựu và cũng là trưởng xóm, vừa đi chợ về. Ông Lưu hớn hở khoe: “Tui mới vừa đi Đà Nẵng dzìa”. Hỏi ra mới biết nghệ nhân Nguyễn Lưu cùng một số anh em xóm rượu Bàu Đá vừa đi trình diễn nghề nấu rượu tại Festival làng nghề tại Đà Nẵng tháng 3 vừa rồi.

Khi biết ý định của chúng tôi muốn đi tham quan xóm rượu để mở rộng nhãn quan về thứ mỹ tửu vốn lừng danh trong thiên hạ, ông Lưu cười xòa: “Mấy chú quá lời rồi. Nhưng đã đến đây là coi như khách quý. Dzìa nhà thưởng rượu cái đã!”. Lệ ở đây là thế. Khách đến xóm rượu, ghé thăm bất kỳ nhà ai đều được gia chủ nhiệt tình mời thưởng rượu.

rót rượu bàu đá
Chủ nhà rót rượu mời khách theo cách rót của người làng rượu. Ly rượu đầy vun, tăm sủi phủ mặt ly nhưng không tràn ra ngoài.

Trong căn nhà ngói ba gian truyền thống, khi khách đã yên vị bên bàn nước, ông Lưu lọ mọ mang ra bình rượu cùng chiếc ly “mắt trâu”. Tiếng rượu chảy vào ly nghe thánh thót. Khi bình rượu được nâng đến ngang mày người rót, ly rượu đầy vun, phủ một lớp tăm trên bề mặt.

Chủ nhà giảng giải: người sành rượu nhận biết rượu Bàu Đá qua tiếng tiếng rượu chảy vào ly vào lớp tăm sủi trên bề mặt. Còn khi uống vào, chuyện ngon dở thế nào tùy vào cảm quan thưởng thức của từng người. Khách nâng ly rượu, nhẹ nhàng chiêu một ngụm. Rượu tràn qua cổ. Cảm nhận đầu tiên là mùi men dìu dịu, ngây ngất. Và sau đó tất cả giác quan đón nhận ngọn lửa lan tỏa khắp cơ thể. “Rượu Bàu Đá uống dễ say nhưng lỡ quá chén để say thì chỉ cần ngủ một giấc, tỉnh dậy thấy sảng khoái vô cùng”.

Lời trấn an của chủ nhà khiến khách yên tâm thưởng thức mỗi loại (rượu nếp và gạo) một cặp cho "có nếp, có tẻ”. Sau phần thưởng rượu, chủ nhà dẫn khách đi tham quan. Đầu tiên là căn bếp ám khói, lưu cữu dấu thời gian nhưng là nơi chưng cất những "giọt tinh túy của đất trời".

Chủ nhà cho biết rượu Bàu Đá không giấu trong mình bí quyết gia truyền nào. Gạo nấu thành cơm, để nguội, đánh tơi rồi trộn men, cho vào xô nhựa ủ khô hai ngày đêm sau đó cho nước vào ủ thêm ba ngày đêm cho dậy men rồi nấu. Đơn giản vậy mà thành rượu. Thành thứ mỹ tửu nước trong văn vắt như pha lê, chứa đựng sự vi diệu của đất trời, khiến tâm hồn thi sĩ nơi đất võ, trời văn trong lúc đối ẩm cùng bạn hữu đã phải thốt lên rằng:

Ngần xanh như lửa và như tuyết

Hay ngàn cánh hạc vỗ tâm can

Say với càn khôn cho mãn giấc

Cõi mơ không bó ở ngai vàng

(thơ Nguyễn Thanh Mừng)

Ra khỏi gian bếp, đi theo con đường nhỏ, chúng tôi ra thăm miễu Bàu Đá. Phía sau miễu là Bàu Đá ngày xưa. Bàu nước xưa giờ đã cạn, thành ruộng lúa bốn mùa tươi tốt. Cũng không sao. “Đặc ân” mà thiên nhiên ban tặng mảnh đất này vẫn đang được gìn giữ, ngầm hóa. Nguồn nước để tạo nên “chất rượu” vẫn là nguồn nước được rỉ ra từ mạch ngầm của Bàu Đá ngày xưa.

... và thoáng chút ưu tư làng nghề!

Ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi khi bước vào xóm là biển hiệu “làng nghề truyền thống” uy nghi, to đùng; đường vào xóm cũng được bêtông hóa… Nghệ nhân Nguyễn Lưu khoe: “Cổng làng nghề và đường bêtông huyện làm cho. Mới đây, huyện còn tặng mỗi hộ nấu rượu một chiếc ang (nồi) đồng để nấu rượu”. Điều đáng quý là huyện còn đầu tư kinh phí để nghệ nhân làng rượu có cơ hội đi trình diễn nghề truyền thống ở các festival làng nghề trong và ngoài tỉnh.

Chừng ấy thôi cũng chưa đủ lực để vực dậy làng nghề truyền thống giữa thời buổi kinh tế thị trường. “Làng rượu” vẫn là một xóm nhỏ nằm khép mình giữa những lũy tre xanh, bao bọc bởi những cánh đồng lúa.

Đến xóm Bàu Đá giữa ban ngày không tìm được một lò rượu đỏ lửa! Người ta tranh thủ nấu rượu từ sáng tinh mơ (chừng một, hai nồi) để ban ngày còn đi làm ruộng, đi chợ, chăn nuôi… Xóm Bàu Đá hiện có 32 hộ nấu rượu. Tiềm lực thì có nhưng “kẹt” ở đầu ra! Làm một phép tính giản đơn: 5kg gạo cho ra 3-4 lít rượu ngon, giá mỗi lít rượu ngon tại xóm là 12.000 đồng thì người nấu rượu lỗ là cái chắc! May nhờ hèm rượu nên nuôi được con heo, coi như lấy công làm lời. Xem ra làng nghề đang lay lắt chỉ để giữ lấy nghề!

Đường vào xóm rượu Bàu đá hôm nay
Đường vào xóm rượu Bàu đá hôm nay

Miễu Bàu Đá
Miễu Bàu Đá

Bàu Đá xưa giờ đã nên ruộng đồng xanh tốt
Bàu Đá xưa giờ đã nên ruộng đồng xanh tốt


ruou bàu đá
Kiểu buôn bán lập lờ này sớm muộn gì cũng bóp chết thương hiệu Bàu Đá!

Tạm biệt “làng rượu”, chúng tôi xuôi về thị trấn Bình Định. Trên tuyến quốc lộ 1A từ An Nhơn đến Tuy Phước người ta bày bán không biết cơ man các nhãn hiệu rượu Bầu Đá (Bầu Đá chứ không phải Bàu Đá). Rượu tràn ra đường. Sắc xanh, sắc trắng. Xe khách Bắc Nam thỉnh thoảng dừng lại. Hành khách tranh thủ mua vài can rượu mang nhãn hiệu Bầu Đá xứ Bình Định về khoe với bạn bè hoặc làm quà. Cảnh mua bán diễn ra chớp nhoáng.

Lại thấy thương cho người giữ nghề nấu rượu truyền thống ở xóm Bàu Đá khi tôi nhớ đến nụ cười chua chát của nghệ nhân Nguyễn Lưu: “Rượu người ta bày bán ngoài đường không lấy từ xóm rượu Bàu Đá. Người ở xa, làm sao phân biệt được đâu là rượu Bàu Đá? Kiểu buôn bán này trước sau gì cũng bóp chết thương hiệu của làng nghề”.


Nguồn:tuoitre.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm

27/12/2022

Rượu bàu đá – quốc tửu của Việt Nam

Bình Định không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh hùng vĩ được thiên nhiên ưu ái ban tặng với những món ăn đặc sản nổi tiếng mang đậm hương vị quê. Mà nơi đây còn nổi tiếng với nhiều làng rượu ngon. Và đặc biệt trong đó chính là rượu bàu đá của làng Vĩnh Cửu. Rượu bàu đá Bình Định thậm chí còn được đặt cho cái tên là quốc tửu của Việt Nam, chính là loại rượu ngon nhất Việt Nam.

biểu tượng rượu bàu đá tại quảng trường quy nhơn
Vậy rượu bàu đá bắt nguồn từ đâu? Cách nấu rượu bàu đá chính gốc như nào? Và giá rượu bàu đá Bình Định là bao nhiêu?Giới thiệu về rượu bàu đá
Có thể nói, rượu bàu đá Quy nhơn chính là một đặc sản truyền thống của Bình Định. Đây là loại rượu đã nổi tiếng từ rất lâu rồi và nó cũng là đặc sản được du khách hay mua về làm quà trong các chuyến du lịch. Người xưa kể rằng, tại gò Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn có một cái bàu rộng tầm 3000 mét vuông và dân trong vùng gọi là Bàu Đá (bởi vì trong bàu có rất nhiều đá), dân trong làng lấy nước từ bàu để sinh hoạt, nấu ăn. Tình cờ có một người hành nghề nấu rượu tên là Hương Lễ phiêu bạt về đây, ông là người ở đất Tây Sơn và được thừa hưởng công thức nấu rượu từ thời vua Quang Trung. Một hôm, ông đã sử dụng nước của bàu để nấu rượu và không ngờ rằng những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này lại có hương thơm rất đặc trưng không nơi nào sánh bằng. Từ đó ông đã truyền nghề cho những người dân trong vùng và hình thành nên một làng nghề nấu rượu, dân trong vùng lấy tên của bàu để đặt tên cho loại rượu này – rượu bàu đá. Do cách phát âm sai của người dân địa phương và nó cũng dễ đọc hơn so với “bàu”, dần dần theo thói quen gọi là rượu bầu đá. Từ đó, chúng bắt đầu nổi danh và được nhiều người tìm đến để thưởng thức.

chai rượu bàu đá
Tên gọi của rượu bàu đá chính gốc bắt nguồn từ nơi lấy nước để nấu rượu ở làng Cù Lâm. Chính bởi vậy mà làng rượu bàu đá Bình Định chính là làng Cù Lâm. Ngày nay, nguồn nước chủ yếu để ủ men, cất rượu là từ những mạch nước giếng của làng. Rượu bàu đá bao nhiêu độ là câu hỏi mà nhiều người mua rượu bàu đá đặc sản Bình Định đặt ra. Tùy vào từng loại mà rượu bàu đá Bình Định bao nhiêu độ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nó sẽ duy ở khoảng từ 50 cho đến 54 độ. Trong 33 hộ nấu rượu bàu đá Bình Định ở làng rượu bàu đá thì lò cô Năm Phượng được sở văn hóa tỉnh Bình Định công nhận là người đầu tiên ở làng bàu Đá nấu thành công rượu bàu đá đậu xanh khó nấu nhất.

Cách nấu rượu bàu đá

Rượu bàu đá
Rượu bàu đá
Để nấu được một mẻ rượu bàu đá chính gốc thì phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, hay các dụng cụ nấu. Quá trình nấu rượu cũng rất công phu và tỉ mỉ. Thường thì sẽ phải mất 6 ngày mới cho ra một mẻ rượu (một nồi nấu). Giá rượu bàu đá phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng rượu được tạo ra. Nguyên liệu để nấu rượu bàu đá gồm có: gạo, nếp. Thông thường, mỗi mẻ nấu sẽ sử dụng khoảng tầm 7,2 kg gạo. Sau khi đã nấu chín gạo thì đem để nguội rồi trộn với men, ủ vào xô nhựa. Sau 3 ngày, cơm dậy mùi hương của men rượu, chế vào 16 lít nước giếng trong, ủ tiếp 2 ngày nữa. Cuối cùng, cho cơm rượu vào nồi rồi tiếp tục đun trong 5 giờ. Rượu bàu Đá sẽ được chưng cất qua ống tre nối từ nồi nấu sang nồi ngưng tụ. Một mẻ có thể thu được khoảng 4 lít rượu nguyên chất.
Nấu rượu bầu đá
Nấu rượu bàu đá
Điểm đặc biệt cần lưu ý nhất khi chưng cất rượu bàu Đá là tuyệt đối không được vội vàng, phải bật lửa nhỏ mới vắt cạn được tinh chất từ gạo. Nếu là người nấu rượu lâu năm thì không cần nếm cũng có thể kiểm tra được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của giọt rượu hay ngửi hương rượu thoáng qua.

Giá bán rượu bàu đá Bình Định

Bình rượu bàu đá 1 lít là bao nhiêu tiền phụ thuộc vào chất lượng rượu, rượu bàu đá làm từ gì và rượu bàu đá Bình Định bao nhiêu độ. Với rượu bàu đá đậu xanh đặc biệt thì giá là 180.000/ 1 lít. Còn rượu bàu đá gạo có giá khoảng 90.000VNĐ/ 1 lít. Còn rượu bàu đá nếp thì giá là khoảng 120.000 VNĐ. 
Rượu bầu đá Quy Nhơn
Rượu bàu đá Quy Nhơn
Rượu bàu đá Bình Định giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào thương hiệu rượu, địa chỉ mà bạn chọn mua rượu. Rượu bàu đá giá sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Mua rượu bàu đá ở đâu?

Với du khách khi đến với Bình định và muốn mua rượu bàu đá về làm quà thì câu hỏi rượu bàu đá Bình Định mua ở đâu để mua được rượu chính gốc luôn được đặt ra nhiều nhất. Mua rượu bàu đá ở Quy Nhơn thì có thể đến siêu thị Coopmart, ngoài ra có rất nhiều cơ sở rượu bàu đá nổi tiếng, uy tín cả về chất lượng lẫn giá cả mà bạn có thể lựa chọn như: rượu bàu đá Thành Tâm cũng là địa chỉ bán rượu bàu đá Bình Định chính gốc mà bạn có thể lựa chọn.

rượu bàu đá gạo, nếp, đậu xanh

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thêm cái nhìn về rượu bàu đá, đặc sản của làng nghề rượu bàu đá Bình Định và cũng biết nên mua rượu bàu đá ở đâu. Đây chắc chắn sẽ là một món quà không thể thiếu dành cho bố hay anh khi bạn đến với Bình Định.

Nguồn:quynhonrent.com

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn

Các sản phẩm rượu bàu đá của cơ sở Rượu bàu đá Thành Tâm



Giỗ tổ làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá năm 2023

Hôm nay, ngày 02/02/2023, nhằm ngày 12 tháng giêng âm lịch, người dân tại làng nghề rượu Bàu Đá thuộc thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn...