27/12/2022

Bàu Đá và nỗi buồn... chén rượu lạt

Rượu Bàu Đá, thương hiệu trứ danh của vùng đất Bình Định được khai sinh từ làng Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn. Ngôi làng này nằm lọt trong vùng đồng bằng ven sông Côn, chỉ vỏn vẹn có ba mươi hộ dân. Chất men nồng, cay thú vị ấy được khá nhiều tao nhân, mặc khách trong Nam ngoài Bắc biết tiếng.

cổng làng rượu bàu đá

Rượu tiến vua

Quả không ngoa khi tôn vinh rượu Bàu Đá lên hàng đầu về các loại đặc sản đất Bình Định, đặc biệt là rượu làm từ nếp và đậu xanh, nhất là rượu Bàu Đá đậu xanh. Chẳng thế mà các hội thảo tầm quốc gia được tổ chức tại Bình Định, quà biếu khách mời cũng như nhà nghiên cứu chỉ đúng một thứ đó là rượu Bàu Đá. Không những chẳng ai chê món quà quê dân dã, đậm tình… mà còn sửng sốt đến kinh ngạc khi thưởng thức. Không ngờ những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này lại có một mùi hương rất đặc biệt, và nếu uống một cách điều độ mỗi ngày chỉ một, hai cốc nhỏ sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu, trị được chứng đau lưng, nhức mỏi, giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng.

Tôi may mắn được quen với nhà văn Lê Hoài Lương, một trong những người sành về thưởng thức Bàu Đá và cũng là người rất hay giới thiệu thứ đặc sản với bạn bè khắp mọi miền đất nước. Có một chi tiết khá thú vị được ông cho biết, nhiều người, nhất là bạn bè làng văn ở tận Hà Nội, Sài Gòn… thường đặt mua rượu để có khi nhâm nhi, đãi khách quý và thường là đối ẩm cùng bạn cố tri… “Ngay cả bản thân mình, học rồi làm tận Sài Gòn. Đôi khi thèm Bàu Đá đến nao lòng. Bèn nhờ cậu em ở Quy Nhơn, phải cất công tới tận lò để mua dăm ba lít hòng gửi vào, rồi nhân hứng mà bỏ chút thời giờ chiêm nghiệm lẽ tử sinh ở đời. Chưa già nhưng được cái thích gì làm nấy, vui vẻ và an nhiên”, anh Lương nói.

Điều đó như lẽ tất nhiên ở đời nhiều lúc thấy mình đã già. Miệng cứ nhẩn nha hai câu thơ của Đào Tấn: “Thập lý hồi xa khan trúc trưởng / Nhất xuân tàn tửu đãi liên khai” (Bao phen rượu nhín chờ sen nở/ Mươi dặm xe về thấy trúc cao – lời dịch Vũ Ngọc Liễn). Bao khúc mắc bỗng rõ ràng, rành rọt hẳn. Không say quá độ mà chỉ nhấp hơi men đón những điềm tốt đẹp đang khai nở khi xuân về. Bàu Đá được bày bán khá la liệt ở nhiều nơi. Nhưng người sành phải biết “gạn đục khơi trong” để tìm được đúng cái chất truyền cảm hứng mà chấp bút nhằm đạt lộ viên mãn trong hạnh ngộ. Kể cả khi những xui rủi của năm cũ còn lấm lem chút bụi trần chen chân vào ly rượu hợp thì điều đó như một hàng động “tống cựu nghênh tân” mà thôi. Cứ mở lòng mà thưởng ngoạn!

Ở xóm Bầu Đá (Nhơn Lộc - An Nhơn), hầu như nhà nào cũng nấu rượu, trong đó riêng thôn Cù Lâm có đến 95% hộ dân nấu rượu. Họ vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa tận dụng hèm (bã rượu) để nuôi heo. Các hộ gia đình nấu rượu ở xóm Bầu Đá hầu hết đều kế thừa nghề truyền thống của cha ông để lại. Hiện nay ở xã Nhơn Lộc nơi nào có nguồn nước tốt đều có thể nấu được rượu ngon như của xóm Bàu Đá, bởi vậy người nấu rượu không còn giấu bí mật nghề nghiệp như trước. Hơn nữa, rượu ngon hay dở còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề người nấu.  

đóng chai tại cơ sở rượu bàu đá Thành Tâm
Làng rượu Bàu Đá được quy hoạch thành 1 trong 5 điểm đến du lịch của Bình Định


Rượu Bàu Đá có khá nhiều loại. Tùy vào mỗi loại mà có các công đoạn ủ nấu khác nhau. Nấu rượu cũng lắm công phu với nhiều công đoạn tỉ mỉ. Phải mất đến 6 ngày mới cho một mẻ rượu (một nồi nấu). Bắt đầu từ việc chọn gạo và nếp. Mỗi mẻ nấu sử dụng khoảng 7,2 ký gạo. Cơm đã trộn men ủ vào xô nhựa, sau 3 ngày cơm dậy mùi thơm của men rượu, chế vào 16 lít nước giếng trong, ủ tiếp 2 ngày, khi mở nắp xô mùi thơm ngào ngạt của cơm rượu đã chín cho ta cảm giác ngất ngây. Cho cơm rượu vào nồi đun trong 5 giờ, rượu được chưng cất qua ống tre nối từ nồi nấu sang nồi ngưng tụ (có dụng cụ chứa nước làm mát nồi ngưng). Một mẻ có thể cho ra 4 lít rượu nguyên chất. Nếu muốn rượu của những mẻ sau ngon hơn, sử dụng rượu bào (rượu ngưng tụ đã hết độ trong, chuyển sang màu trắng đục) đổ vào nồi nấu của mẻ sau, hương vị rượu càng tuyệt vời hơn. Thêm một kinh nghiệm để nhận biết rượu ngon là: Khi rót rượu ra ly phải rót từ từ, nếu rượu sủi bọt li ti thì đó là rượu thứ thiệt.

Rượu Bàu Đá giả

Ngồi trong căn nhà xưa ở làng Cù Lâm, ông Tạ Chí Nhơn kể về mấy đời nấu rượu của gia đình, của làng. Ông Nhơn cho biết, rượu Bàu Đá rất “nặng” (trên 50 độ) uống nhanh say nhưng say rồi không thấy mệt hay nhức đầu. Ông tự hào: “Say túy lúy rồi tỉnh lại vẫn uống tiếp được. Tôi cũng đi nhiều nhưng chưa có rượu nào uống đã bằng rượu làng mình nấu cả”. Chính con gái ông nấu rượu sành từ nhỏ, nhưng khi lấy chồng về Tây Sơn muốn đem nghề nấu rượu này để mưu sinh nhưng nấu không thể ngon được. Ông giải thích: “Quyết định chất lượng, hương vị, nồng độ rượu phần lớn là do nguồn nước. Nhiều người tới lấy công thức đi nơi khác nấu nhưng không thành công”.

Bà Nguyễn Thị Em, vợ ông Nhơn đang lục đục dưới bếp với hai nồi rượu, cũng vọng lên tham gia: “Nếu họ nấu được thì đâu còn là rượu Bàu Đá nữa ông”. Hai lò rượu của bà luôn đỏ lửa từ hơn 30 năm nay. Bà đã quen với độ nồng của rượu, quen với thời tiết, quen với độ lửa làm sao cho rượu ngon nhất. Cầm chai rượu, bà chỉ cần lắc nhẹ và nói chính xác bao nhiêu độ. Còn rượu mà bà không đoán được, bà gọi là “rượu chạy”. Người làng Cù Lâm gọi “rượu chạy” là rượu lạt, rượu dở. Rượu của làng bán ra ngoài, người ta cũng nói là mua rượu chính gốc, nhưng thực tế, họ đã pha thêm vào cho nhiều, đặng bán có lãi hơn. Những rượu này rót khó sủi tăm hoặc nếu sủi tăm thì không tan nhanh mà bọt cứ lợn cợn trên mặt ly do tạp chất lẫn vào; rượu trong chai thì chỉ cần lắc nhẹ là đục và rất lâu sau mới trong lại. Chính loại “rượu chạy” này đã làm giảm uy tín rượu của làng. “Tôi dám khẳng định một điều rượu bán ở dọc đường ngoài kia toàn là “rượu chạy” - ông Nhơn bức xúc. Bên cạnh đó, lại có nhiều cơ sở sản xuất, bán rượu Bàu Đá nhưng không lấy giọt rượu nào của làng.

Rượu Bàu Đá ở đâu ra khi không lấy rượu của làng mà rượu dán nhãn Bàu Đá thì nhan nhản trên thị trường, bán đầy dọc quốc lộ, nhất là đoạn qua hai huyện An Nhơn và Tây Sơn? Một số người nấu rượu cho biết, có nhiều cách để nấu rượu nhanh, nồng độ cao để giả Bàu Đá. Thông dụng nhất là dùng men Trung Quốc, bỏ vào cơm rượu 1-2 ngày là nấu được, không cần ủ lâu; có loại bỏ trực tiếp vào gạo không cần nấu thành cơm. Một số nơi sản xuất nhiều thì mua mật rỉ ở nhà máy đường về pha với nước, phẩm màu, gia thêm hương vị (thường dùng hương dứa) vào, là thành rượu Bàu Đá xanh, đỏ, vàng, tím đủ màu. Khủng khiếp hơn, một người làm rượu tiết lộ, có loại cồn chỉ cần 2 lít pha với 48 lít nước là thành 50 lít rượu.

Hiện nay, trên thị trường, một lít rượu Bàu Đá đóng đủ loại chai với mẫu mã bắt mắt giá chỉ 14 ngàn đồng/lít, thậm chí, có nơi chỉ bán 12 ngàn đồng/lít. Ông Nhơn băn khoăn: “Họ bán rẻ vậy mà sao lại giàu. Mình bán đắt hơn họ nhiều mà không có đồng lãi nào!”.




Nguồn:laodongthudo.vn

--------

Quý khách có nhu cầu mua Rượu Bàu Đá, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé (xem sản phẩm và giá rượu bàu đá tại website https://ruoubaudathanhtam.com): 

CƠ SỞ RƯỢU BÀU ĐÁ THÀNH TÂM
ĐC :
 Thọ Lộc 1 – Nhơn Thọ – An Nhơn – Bình Định
ĐT: (0256) 383 7 384 – DĐ : 0914.140.178
Email: ruouthanhtam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ruoubaudachinhgoc
Websites: https://ruoubaudathanhtam.com – http://ruouthanhtam.mov.mn


No comments:

Post a Comment

Giỗ tổ làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá năm 2023

Hôm nay, ngày 02/02/2023, nhằm ngày 12 tháng giêng âm lịch, người dân tại làng nghề rượu Bàu Đá thuộc thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn...